Những Lý Do Khiến Bé Biếng Ăn Cha Mẹ Cần Lưu Ý

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề được rất nhiều các cha mẹ quan tâm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, khiến trẻ chậm phát triển, suy giảm hệ miễn dịch mà còn là nguyên nhân tác động tâm lý của cha mẹ. Vậy, nguyên nhân khiến bé biếng ăn là gì? Cùng xem trong bài viết sau nhé. 

Tình trạng biếng ăn tăng cao

Trẻ biếng ăn là tình trạng mà trẻ nhỏ bị mất cảm giác thèm ăn, ăn không hấp thu đủ lượng thức ăn theo nhu cầu của cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây hại cho sức khỏe của bé như: thiếu hụt dưỡng chất, chậm tăng cân, rối loạn tăng trưởng, chậm phát triển trí não, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ biếng ăn

Tình trạng biếng ăn ở trẻ

Dấu hiệu của việc trẻ biếng ăn, chậm tăng cân sẽ được thể hiện rõ nhất qua chỉ số cân nặng của trẻ không tương thích với độ tuổi phát triển. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể phát hiện ra tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân của trẻ dựa vào các biểu hiện bên ngoài như: trẻ biếng ăn, thể trạng yếu, vóc dáng bé, thường xuyên ốm vặt, mệt mỏi, chân tay gầy…

Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn do sinh lý

Nhiều ba mẹ thấy tự nhiên con có biểu hiện ăn ít, chán ăn mà không rõ nguyên nhân trẻ biếng ăn vì sao. Lúc này, mẹ có thể nghĩ ngay đến trẻ biếng ăn do yếu tố sinh lý, thường gặp trong từng giai đoạn phát triển của bé. 

Cơ thể trẻ phát triển, chuyển sang thời điểm trẻ biết lẫy, biết bò, tập đứng tập đi, mọc răng… thì trẻ có thể ăn ít đi, lười ăn hơn. Hiện tượng này kéo dài từ 7 ngày đến vài tuần và trở lại bình thường. Tuy nhiên không phải vì thế mà mẹ chủ quan, không chú ý đến con. Thời gian này, mẹ vẫn nên có một vài biện pháp khắc phục, tránh trẻ hình thành thói quen lười ăn. 

Lúc này, mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn để con tiêu hoá dễ hơn và không có cảm giác sợ ăn khi khẩu phần ăn quá lớn. Mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc bổ hoặc ép con ăn quá nhiều. Hãy kiên nhẫn và cố gắng thay đổi các món ăn hấp dẫn chờ trẻ ăn lại bình thường.

Biếng ăn do bệnh lý

Đây là nguyên nhân trẻ biếng ăn khá thường gặp do hệ miễn dịch của trẻ thường không đủ mạnh như người lớn, trẻ dễ mắc bệnh. Khi cơ thể suy yếu, mệt mỏi, trẻ thường có cảm giác chán ăn… Bạn cần đặc biệt quan tâm hơn đến chế độ dinh dưỡng, cho trẻ uống thêm sữa để giúp bổ sung các vi chất bị thiếu hụt do biếng ăn.

Tình trạng bé biếng ăn

Biếng ăn ở trẻ

Đặc biệt, đối với các bệnh về rối loạn vi khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn đường hô hấp như ho, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… cần đặc biệt quan tâm tới sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ để điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp. 

Vào những ngày bé không may bị bệnh, mẹ có thể giải quyết nguyên nhân trẻ biếng ăn này bằng cách cho trẻ ăn những món yêu thích, mùi vị thơm ngon để kích thích, ăn được nhiều hơn trong những ngày mắc bệnh. Bạn nên chế biến thức ăn dạng lỏng và mềm hơn giúp bé tiêu hóa dễ dàng. Ba mẹ cũng nên cho con đi thăm khám và điều trị sớm các bệnh lý để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con.

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo

Chế độ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trẻ biếng ăn, bỏ bữa. Có rất nhiều yếu tố trong chế độ dinh dưỡng mà mẹ hay mắc sai lầm trong quá trình chăm sóc con.

Việc trẻ phải ăn một món ăn thường xuyên, lặp lại hoặc chế biến một cách đơn điệu sẽ không thể kích thích được vị giác và làm trẻ có cảm giác nhàm chán khi ăn, khiến trẻ tự nhiên biếng ăn. Bên cạnh đó, thức ăn không phù hợp với độ tuổi (ví dụ cho con ăn cơm quá sớm trong khi răng trẻ chưa đủ để nhai, hoặc trẻ đã 2-3 tuổi nhưng vẫn nghiền nát, xay nhuyễn thức ăn thường xuyên) cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn.

Ngoài ra, khẩu phần không cân đối, cho bé ăn vặt quá nhiều sẽ khiến bé có cảm giác no và không muốn ăn các bữa chính. Các món ăn vặt đều chứa nhiều dầu mỡ và các chất tạo ngọt nhân tạo, ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Không khí căng thẳng 

Một không khí căng thẳng trong suốt bữa ăn cũng là lý do khiến bé chán và bỏ bữa. Một vài cha mẹ không kiên nhẫn khi cho trẻ ăn nên đôi khi sẽ quát tháo mỗi lúc trẻ không muốn ăn hay ăn chậm. Điều này có thể khiến trẻ sợ hãi, sinh ra biếng ăn.

Ở trẻ nhỏ, cảm giác đói thường không rõ ràng. Do đó, bạn không nên thúc ép trẻ ăn khi trẻ chưa thực sự đói. Ngoài ra, bạn không nên cho trẻ ăn riêng một mình, thay vào đó, hãy cho trẻ ăn cùng bữa ăn của gia đình. Điều này giúp trẻ ăn ngon miệng, không cảm thấy đơn độc khi ăn.

Kết luận

Biếng ăn là vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng trực tiếp tới thể trạng, sức khỏe của trẻ. Trên đây là một số nguyên nhân trẻ biếng ăn mà cha mẹ cần lưu ý. Nếu bé yêu đang trong tình trạng biếng ăn, đặc biệt là xảy ra trong một thời gian dài, ba mẹ nên cho trẻ đến khám tại các cơ sở uy tín để tìm ra giải pháp phù hợp và sớm nhất.